Biện pháp chống thấm đê đập hiệu quả nhất 2022

Ngày đăng : 03/06/2022 - 9:30 AM

Biện pháp chống thấm đê đập bê tông cho công trình thủy lợi, thủy điện cũng như gia cố nền, phần thân cho các công trình này là biện pháp đặc biệt và cực kỳ quan trọng từ khi còn là thiết kế thi công ban đầu. Yêu cầu chống thấm kĩ càng luôn là yếu tố ưu tiên hàng đầu được đặt ra từ khâu thiết kế cho đến khâu thi công, vận hành. Hãy cùng Kingcat paint đi tìm hiểu biện pháp chống thấm đê đập là gì ngay trong bài viết này nhé!

Nguyên nhân gây thấm đê đập

Như chúng ta đã biết, đặc thù của cấu trúc thân đê, đập là luôn phải tiếp xúc trực tiếp với nước trong 24/7/365. Do đó vấn đề về thấm, rò rỉ nước rất dễ xảy ra nếu công tác thiết kế, thi công chống thấm ban đầu không mấy chuyên nghiệp. Do tính chất địa tầng xốp, mềm yếu nên các công trình đê đập thường dễ gặp sự cố khi thi công hoặc sau vài năm sử dụng sẽ bị rò rỉ và trôi lớp đất. Việc sửa chữa rò rỉ rất tốn kém và thi công khó khăn.

Vì vậy cần phải có phương pháp tiến hành các biện pháp kỹ thuật chống thấm tốt nhất, hiệu quả nhất ngay từ trước khi thi công. Nếu được triển khai thực hiện tốt và theo đúng như thiết kế ban đầu, thì sau khi hoàn thiện sẽ không thể phát sinh thấm và không phải đặt ra yêu cầu chống thấm đê đập. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, hầu hết các công trình đập đều nảy sinh thấm ở nhiều mức độ khác nhau sau thi công xong, thậm chí ngay trong quá trình đang thi công.

có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thấm đê đập
có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thấm đê đập

Biện pháp chống thấm đê đập?

Chống thấm đê đập theo biện pháp khoan phụt

Các công trình thủy lợi, thủy điện đều yêu cầu phải xử lý chống thấm một cách cẩn thận nhất. Những giải pháp thông thường thường không phù hợp để ngăn chặn sự xâm lấn của môi trường nước. Trong trường hợp này người ra sẽ chọn dùng công nghệ khoan phụt chống thấm. Thực chất đây là cách đưa các vật chất kết dính vào lòng đất hoặc đá để lấp đầy các lỗ hổng và khe nứt. Chất kết dính sẽ được sử dụng chủ yếu là xi măng. Kỹ thuật khoan phụt sẽ tạo nên lớp màng gia cố chắc chắn có tác dụng ngăn cản dòng thấm hiệu quả.

Hiện nay công nghệ này có nhiều loại khác nhau như khoan phụt thuần áp, ép đất hay kiểu tia. Mỗi loại đều sẽ có đặc điểm riêng vậy nên cần tìm hiểu kỹ trước khi thi công thực hiện. Hiện nay kỹ thuật này được áp dụng cho các công trình phổ biến như thủy điện hay thủy lợi, đê điều hay đập đất. Có thể áp dụng chống thấm tại các thủy điện tại Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc), Yên Bái hay Việt Trì (Phú Thọ), Hòa Bình, Quảng Trị, Hưng Yên..

???Bạn có muốn tham khảo thêm: Các biện pháp chống thấm cho từng hạng mục hiệu quả nhất hiện nay?.

Biện pháp chống thấm đê đập hiệu quả
Biện pháp chống thấm đê đập hiệu quả

Chống thấm đê đập bê tông CVC và RCC

So sánh sự khác nhau giữa bê tông CVC và bê tông RCC cho thấy, bê tông RCC có độ chênh lệch cấp cường độ và cấp độ chống thấm lớn hơn bê tông CVC. Đặc biệt, biến động về khả năng chống thấm tầng mặt phụ thuộc rất nhiều vào cấp độ phối bê tông, quá trình và thời gian thi thực hiện công lu lèn chặt. Đây là điều đặc biệt phải quản lý chặt chẽ trong quá trình quản lý chất lượng thi công đập RCC.

Tuỳ vào từng loại bê tông, công nghệ làm bê tông khác nhau, và tình trạng thẩm thấu cụ thể của mỗi vị trí mà đưa ra các biện pháp chống thấm phù hợp. Đối với loại bê tông RCC, cường độ bê tông có hệ số biến động và chất lượng tương đối lớn so với đập bê tông CVC. Đối với từng công trình, từng điều kiện thi công, người ta có thể thử nghiệm và đánh giá hệ số biến động chất lượng khá nhau. Về cấp chống thấm đối với loại bê tông RCC, cũng có hệ số biến động lớn và trong thực tiễn thi công có thể chênh lệch lên tới một cấp.

Sở dĩ có độ chênh lệch lớn như trên là do công nghệ sản xuất. Bê tông RCC được thi công bằng cách nén chặt các vật liệu dùng áp lực bên ngoài. Do đó, chỗ nào đầm không tốt thì độ chặt không đạt nên mức độ chống thấm bê tông cũng kém. Thi công bê tông RCC thực hiện theo các lớp, mỗi lớp có độ dày là khoảng 30cm.

Đối với bê tông CVC, tức là đập bê tông thông thường và được đổ theo phương pháp đầm trong, dùng đầm dùi hoặc đầm bàn để làm cho bê tông đạt độ đặc chắc đủ có và cần thiết. Vì vậy, mức độ đồng nhất của bê tông CVC cao hơn rất nhiều so với loại bê tông RCC.

Chống thấm đê đập bê tông CVC và RCC
Chống thấm đê đập bê tông CVC và RCC

Chống thấm đê đập bằng công nghệ polyurea

Nhiều công trình đã được thực hiện chống thấm. Công nghiệp chống thấm diễn ra ở Nhiệt điện Phả Lại, công trình ống cấp nước Thủ Đức với đường kính 1,6 m dài 13 km… . Cũng như nhiều công trình thuỷ công, thuỷ điện và thuỷ lợi khác. Đối với chống thấm cho khe co giãn của thân đập, thường được thực hiện bằng một lớp phủ ở thượng lưu của khe co giãn trên thân đập, cả phần trên mặt nước và dưới môi trường nước.

Đập thuỷ điện Sông Tranh sau quá trình thi công bị thấm qua khe co giãn và nước thấm chảy đến mặt hạ lưu. Một phần do việc thi công ban đầu khe co giãn không hoàn toàn được bảo đảm nên đã phát sinh dòng thấm lớn vào cả hầm quan trắc và xuống cả hạ lưu, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của toàn bộ hệ thống đập.

Vì vậy, buộc phải xử lý biện pháp chống thấm khe co giãn ở mặt thượng lưu đập. Quy trình đã thực hiện chống thấm cho đập bằng các lớp polyurea được phun phủ lên hai mép bên của khe co giãn trên vai đập và kéo dài từ đỉnh đập cho đến mặt mực nước.

>>>Mời bạn đọc xem thêm:

Các biện pháp chống thấm tầng hầm tốt nhất.

Các cách chống thấm ngược hiệu quả nhất hiện nay.

Chống thấm đê đập bằng polyurea
Chống thấm đê đập bằng polyurea

 

Biện pháp chống thấm đê đập là một công đoạn quan trọng ngay từ những thiết kế ban đầu. Nếu không được chuẩn bị kỹ, quá trình công trình thi công và vận hành sẽ gặp phải nhiều mối nguy hại nghiêm trọng!. Và cũng đừng quên theo dõi website Kingcat Paint để có thể cập nhật được nhiều thông tin hữu ích nhé!

 

Bài viết liên quan

Hotline tư vấn miễn phí: 0251 399 2018
icon zalo
DMCA.com Protection Status