Ngành xây dựng là gì? Đặc trưng của ngành xây dựng

Ngày đăng : 08/01/2021 - 10:04 AM

Trong các lĩnh vực ngành nghề hoạt động hiện nay thì ngành xây dựng là một lĩnh vực đang hoạt động và phát triển mạnh nhất. Đây là một ngành nghề lao động có tính đặc thù cao nên ngành xây dựng rất được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Bạn cũng đang chuẩn bị bước chân vào ngành nghề này nhưng vẫn đang chưa rõ đặc trưng của ngành như thế nào? Chúng ta cùng đi tìm hiểu về ngành xây dựng ở bài viết dưới đây nhé!

Ngành xây dựng là gì?

Nghe đến xây dựng thì chúng ta không còn quá xa lạ với từ này. Nhưng định nghĩa chính xác về ngành xây dựng thì có nhiều người chưa thực sự biết đến.

Ngành xây dựng là ngành nghề chuyên về lĩnh vực tư vấn, thiết kế, tổ chức thi công, quản lý giám sát và nghiệm thu các công trình xây dựng phục vụ cho đời sống con người. 

Kiến thức: Chống thấm tường nhà phố liền kề trong xây dựng nhà ở.

 

Ngành xây dựng là hoạt động xây dựng phục vụ cho nhu cầu đời sống con người

Đặc thù hoạt động của ngành xây dựng

Ngành xây dựng là một ngành nghề có tính đặc thù riêng nhưng để ngành xây dựng phát triển thì cần rất nhiều yếu tố tổng hợp nên như:

- Đơn vị quản lý dự án chịu trách nhiệm quản lý chung

- Nhà thầu thi công

- Kỹ sư tư vấn thiết kế công trình

- Kỹ sư thi công

- Kiến trúc sư

- Kỹ thuật viên tư vấn giám sát

Đây đều là những yếu tố quan trọng không thể nào thiếu trong xây dựng. Để có được những hiệu quả cao thì ngành xây dựng phải xác định được những mục tiêu và có kế hoạch cụ thể rõ ràng.

Kỹ thuật: Các kỹ thuật chống thấm tường nhà mới xây dựng và tường nhà cũ.

 

 

Đặc trưng của ngành xây dựng

Đặc điểm chính của ngành xây dựng

Ngành xây dựng là một ngành có tính đặc thù nên ngành xây dựng có các đặc điểm nổi bật sau đây:

Các sản phẩm của xây dựng đều là những công trình kiến trúc có quy mô lớn nên cần phải có công tác tổ chức quản lý trong từng khâu để đảm bảo hiệu quả được tốt nhất.

Sản phẩm xây dựng đều nằm ở một nơi cố định, còn các vật liệu hỗ trợ trong xây dựng như máy móc, thiết bị xây dựng,… phải di chuyển đến nhiều nơi để làm công trình nên phải quản lý vật tư một cách chặt chẽ để tránh mất mát, hư hỏng.

Quá trình xây lắp phải phù hợp với các dự toán ban đầu để giảm thiểu những rủi ro xảy ra trong quá trình thi công.

Sản phẩm xây dựng được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thỏa thuận giữa 2 bên thông qua hợp đồng.

Sản phẩm xây dựng thường có thời gian thi công kéo dài. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố để quyết định là công trình diễn ra nhanh hay chậm.

Quá trình thi công thường chia làm nhiều giai đoạn và thường chịu nhiều yếu tố tác động từ môi trường.

So sánh với các ngành công nghiệp khác thì ngành xây dựng vẫn còn thi công một cách lạc hậu và vẫn còn phải làm thủ công nhiều việc.

Ngành xây dựng cũng giống như các ngành khác đều là ngành sản xuất dịch vụ tạo ra các sản phẩm cần thiết phục vụ nhu cầu đời sống con người.

Phân loại ngành xây dựng

Ngành xây dựng được chia làm nhiều loại khác nhau nhưng chủ yếu được chia làm 3 loại chính như sau:

Xây dựng công trình nhà

Xây dựng công trình nhà thường được phân chia theo từng mục đích sử dụng của từng đối tượng. Một là dùng làm nơi để ở, hai là không dùng để sống nhưng phục vụ các mục đích khác như trường đại học, trung tâm thương mại, shop thời trang,…

Xây dựng cơ sở hạ tầng

Xây dựng công trình cơ sở hạ tầng bao gồm tất cả các công trình phục vụ cho cộng đồng như cầu, cống, đập, hầm, đường xá,…

Xây dựng công nghiệp

Xây dựng công trình công nghiệp bao gồm các loại nhà máy lọc dầu, nhà máy sản xuất công nghiệp, điện tử, nhà máy điện, nhà máy sản xuất thực phẩm, hàng may mặc, xây dựng hầm mỏ than,…

Ngành xây dựng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế

Để đánh giá sự phát triển của một đất nước, một quốc gia thì người ta thường nhìn vào cơ sở hạ tầng, vật chất của quốc gia đó. Ngành xây dựng có những đóng góp rất to lớn vào việc phát triển kinh tế xã hội. Nó có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến tất cả các ngành nghề. Khi song song cùng phát triển thì nền kinh tế của quốc gia đó sẽ ngày càng phát triển bền vững.

Tham khảo: Hướng dẫn cách xử lý tường bị ẩm mốc trong nhà ở xây dựng dân dụng.

Ngành xây dựng đóng góp vai trò to lớn trong sự phát triển kinh tế

Ở Việt Nam ngành công nghiệp xây dựng là ngành sản xuất vật chất lớn và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế bởi:

  • Ngành xây dựng giúp nâng cao năng lực sản xuất phục vụ cho các ngành kinh tế.

  • Đảm bảo mối quan hệ cân bằng cho sự phát triển kinh tế trong các ngành, các khu vực, các vùng kinh tế.

  • Nâng cao chất lượng, mang lại hiệu quả cho các hoạt động xã hội, hoạt động quốc gia.

  • Mang lại lợi nhuận kinh tế cho sự phát triển của đất nước.

 

Lời kết

Trên đây là những khái quát chung về ngành về xây dựng và những đặc trưng riêng, vai trò của ngành xây dựng đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Qua những chia sẻ trên có thể giúp bạn nắm rõ về ngành và giúp bạn định hướng được nghề nghiệp cho mình sau này.

 

Bài viết liên quan

Hotline tư vấn miễn phí: 0251 399 2018
icon zalo
DMCA.com Protection Status