Quy trình sử dụng sơn gốc nước và những điều cần chú ý

Ngày đăng : 04/05/2021 - 10:11 AM

Sơn gốc nước đang được ứng dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng từ bình dân đến cao cấp. Tuy nhiên, quy trình sử dụng sơn gốc nước đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm và tay nghề cao. Vậy có những lưu ý nào khi sử dụng sơn gốc nước? Mời bạn cùng tham khảo những thông tin bổ ích của chúng tôi trong bài viết dưới đây.

Lý do sử dụng sơn gốc nước

Gọi là sơn gốc nước bởi loại sơn này có thành phần chính là nước. Các loại sơn gốc dầu có hàm lượng dung môi cao nên khi thải ra môi trường sẽ để lại một lượng chất thải khó phân hủy, gây ô nhiễm môi trường. Sử dụng sơn gốc nước giúp nhà thầu giảm được 90% lượng khí thải ra môi trường.

Với ưu điểm có hàm lượng chất bay hơi (VOC) thấp, sơn gốc nước là dòng sơn duy nhất đạt chuẩn các quy định nghiêm ngặt về khống chế VOC. Theo các báo cáo mới nhất, mức độ VOC của sơn gốc nước chỉ ở dưới 2 pound/gallon ( 238 g/lit), đảm bảo an toàn cho công trình cũng như người sử dụng.

Sơn gốc nước bảo vệ môi trường sống cho bạn và gia đình
Sơn gốc nước bảo vệ môi trường sống cho bạn và gia đình

Ngoài ra, sử dụng sơn gốc nước giúp tiết kiệm chi phí cho khách hàng. Bởi lớp sơn được tạo ra từ tính chất bay hơi nước mà không cần đến dung môi. Do đó, khách hàng tiết kiệm được một khoản chi phí cho dung môi đáng kể. Đồng thời, diện tích chùi rửa được sạch sẽ, dễ dàng, không hao tốn nhiều sức lao động.

Quy trình sử dụng sơn gốc nước

Để đạt được hiệu quả sử dụng sơn gốc nước tối đa, bạn nên tuân thủ theo quy trình sử dụng sơn gốc nước chuẩn sau:

Chuẩn bị tường nhà bạn

Trước khi tiến hành sơn, bạn hãy làm sạch bề mặt tường. Đảm bảo tường được khô ráo, không bị bám bẩn, bong tróc. Sau khi vệ sinh cơ bản bề mặt tường, bạn hãy kiểm tra độ ướt của bề mặt. Không nên để tường quá khô hoặc quá ẩm, sẽ khiến cho lớp sơn dễ bị hư hỏng. Theo kinh nghiệm thực tế, bạn có thể sờ bằng tay hoặc dùng bảng đo màu sắc để xác định độ khô của tường nhà. Chuyên nghiệp hơn, bạn có thể dùng máy đo nhiệt độ để có kết quả chính xác nhất.

Bạn có muốn tìm hiểu thêm về quy trình chống thấm ngược hiện nay?

Hãy chắc chắn tường của bạn đã hoàn toàn sạch sẽ
Hãy chắc chắn tường của bạn đã hoàn toàn sạch sẽ

Trét bột nước 1

Trét bột nước lần 1 cần được thực hiện ngay sau khi độ ẩm tường đạt yêu cầu. Giữa các lớp bột và lớp hồ, bạn nên có sự kết nối để chân bộ có độ bám dính tuyệt đối.  

Trét bột nước 2

Đến công đoạn này, bề mặt bột phải thật dày để khi xả bột, tường của bạn sẽ có được độ mịn cần thiết. Nếu bề mặt tường không phẳng, các bước sau của bạn sẽ không thể đạt được hiệu quả như mong muốn. Tuy nhiên, độ dày của lớp bột cũng không nên vượt quá 1mm. Không những không tạo được lớp bám dính tốt mà sẽ khiến tường bị bong tróc ngay.

Làm phẳng bề mặt bột trét

Cách xả bề mặt tốt nhất là sử dụng giấy nhám chuyên dụng. Với cách này, bạn nên kiên trì thực hiện để có được bề mặt láng mịn trước khi sơn.

Thi công sơn lót

Trước khi phủ lớp sơn chính, bạn nên chuẩn bị một lớp sơn lót cho bề mặt. Nếu không có sơn lót, tường của bạn dễ bị ẩm và bong tróc nhanh hơn. Nếu có thời gian và sự đầu tư, bạn có thể sơn 2 lớp sơn lót để tạo ra mối liên kết hoàn hảo giữa sơn lót và sơn phủ. Mặt khác, sơn lót còn đóng vai trò làm đều màu sơn cho toàn bộ bề mặt.

Sơn lót cẩn thận trước khi tiến hành sơn phủ
Sơn lót cẩn thận trước khi tiến hành sơn phủ

Sơn phủ 2 lớp

Quy trình sử dụng sơn gốc nước sẽ được kết thúc bằng bước sơn phủ. Đây là lớp sơn trực tiếp đối mặt với những tác động của thời tiết, môi trường… nên bạn cần đảm bảo lựa chọn loại sơn có chất lượng cao. Ngoài ra, sơn gốc nước cũng có khả năng chống ẩm, chống nóng, chống bẩn… bạn nên ưu tiên lựa chọn những thương hiệu có đầy đủ tính năng này để kéo dài tuổi thọ công trình.

Xem thêm:

Các phương pháp chống thấm hiệu quả nhất hiện nay.

Các loại sơn cách nhiệt cho tường tốt nhất hiện nay.

Cách sử dụng keo trám vết nứt tường hiệu quả mà không phải ai cũng biết.

 

Sơn lót cẩn thận trước khi tiến hành sơn phủ
Chỉ phủ sơn sau khi lớp sơn lót đã khô hoàn toàn

 

Các thiết bị sử dụng cho quá trình phun sơn gốc nước

Quy trình sử dụng sơn gốc nước sẽ có hiệu quả cao hơn nếu bạn tuân thủ theo tiêu chuẩn và những thiết bị chuyên dụng:

Các thiết bị tiêu chuẩn

Các thiết bị đạt tiêu chuẩn trong quy trình sử dụng sơn gốc nước như:

- Súng thổi khí nóng trong buồng sơn cầm tay hoặc gắn giá

- Máy nén khí

- Bộ lọc tam cấp 3μ, 1μ và 0.01μ.

- Máy phun sơn có áp lực thấp và chống gỉ

- Dụng cụ rót sơn, đựng sơn và lọc sơn

- Thẻ phun sơn được làm bằng nhôm, không thấm nước

- Khăn lau

Tiêu chuẩn

Một số tiêu chuẩn quan trọng trong quy trình sử dụng sơn gốc nước như:

- Dụng cụ sử dụng tuyệt đối sạch sẽ

- Buồng phun sơn phải đủ ánh sáng và lưu thông gió tốt

- Sử dụng riêng súng phun sơn nếu dùng sơn màu và dầu bóng

- Khăn lau phải có độ dính thấp

- Chất liệu của các thiết bị phải chống bám dính, chống thấm nước

Thiết bị trong quy trình sử dụng sơn gốc nước phải đạt tiêu chuẩn
Thiết bị trong quy trình sử dụng sơn gốc nước phải đạt tiêu chuẩn

Lỗi thường gặp trong quy trình sử dụng sơn gốc nước

Trong quy trình sử dụng sơn gốc nước, khách hàng thường gặp phải một trong số lỗi sau:

- Xử lý bề mặt trước khi sơn một cách sơ sài, để lại tàn dư của vết bẩn, độ ẩm không đạt yêu cầu khiến bề mặt lồi lõm, gồ ghề.

- Thao tác sơn thiếu chuyên nghiệp khiến màu sơn không đều, chỗ sơn mỏng, chỗ sơn quá dày. Thậm chí màng sơn còn bị nhăn sau khi sơn.

- Sau khi sơn, nhà thầu bảo vệ bề mặt sơn không tốt khiến gió thổi vào quá lớn, bụi bẩn bám nhiều mất thẩm mỹ

Sơn gốc nước thường bị nghi ngờ về chất lượng so với sơn hệ dung môi. Tuy nhiên, nếu thực hiện quy trình sử dụng sơn gốc nước đạt chuẩn và chất lượng thì hiệu quả sử dụng mà sơn gốc nước mang đến vô cùng cao cấp. Chúng tôi hy vọng, sơn gốc nước sẽ được áp dụng phổ biến hơn nhằm bảo vệ môi trường và phát huy tối đa những ưu điểm của nó. Hãy liên hệ cho Kingcat Paint chúng tôi nếu bạn đang có nhu cầu sở hữu loại sơn gốc nước này bạn nhé!

 

Bài viết liên quan

Hotline tư vấn miễn phí: 0251 399 2018
icon zalo
DMCA.com Protection Status