Sự khác nhau giữa sơn gốc nước và sơn dung môi ở những ưu nhược điểm nào?

Ngày đăng : 31/05/2021 - 9:56 AM

Sơn gốc nước (sơn hệ nước) là loại sơn đang được sử nhiều nhiều và phổ biến hiện nay để thay thế sơn dung môi. Việc so sánh sơn gốc nước với sơn dung môi sẽ giúp bạn nhận biết được những ưu - nhược điểm của hai loại này từ đó đưa ra cho mình sự lựa chọn phù hợp nhất. Những thông tin về sự khác nhau giữa sơn gốc nước và sơn dung môi chúng tôi chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn có những kiến thức hữu ích nhất. 

Sơn gốc nước là gì?

Sơn gốc nước là loại sơn mà dung môi chính và chủ yếu là nước. Hàm lượng chất hữu có có trong dung môi của sơn này rất ít. Chính vì vậy mà nó có tên là sơn gốc nước.

Một vài năm trước thì sơn gốc nước được đánh giá yếu thế hơn so với sơn dung môi về mặt hoàn học. Tuy nhiên những năm gần đây thì do các quy chế nghiêm ngặt về mức độ an toàn sức khỏe của người tiêu dùng và chất lượng không khí thì các hãng sản xuất lại chú trọng nhiều và ưu tiên sản xuất sơn gốc nước. 

Từ sự tiến bộ nhanh chóng trong kỹ thuật đã giúp cho con người chúng ta phát triển sơn gốc nước có những cơ tính tương đương với sơn dung môi. Từ đó tạo nên nhiều ưu điểm quan trọng. Đó chính là lý do mà nhiều công trình lựa chọn loại sơn này nhiều hơn so với sơn dung môi truyền thống. 

Click xem ngay để có thể hiểu rõ hơn về sơn gốc nước này bạn nhé!

Sơn gốc nước chất lượng
Sơn gốc nước chất lượng

So sánh sơn gốc nước với sơn dung môi về sự khác nhau

Xét về hóa học thì sự hình thành màng sơn diễn ra theo hai cơ chế. Đó chính là màng sơn được chuyển từ trạng thái lỏng sang rắn do dung môi trong sơn bay đi. Thứ hai là do sự phản ứng giữa polymer với chất làm cứng (được gọi là hardener). 

Chính vì vậy mà có thể thấy ở sơn một thành phần thì việc hình thành sơn do dung môi bay đi. Một số sơn một thành phần thì có thể kể đến như sơn epoxy hệ nước, sơn gốc acrylic hay cả sơn dung môi một thành phần.

Còn đối với sơn dung môi hai thành phần thì cả hai cơ chế tạo màng đó là bay hơi dung môi và phản ứng giữa polymer với hardener. Một số loại sơn hai thành phần phổ biến hiện nay có thể kể đến đó là epoxy, Pu… Chính sự khác biệt này đã dẫn đến sự khác nhau cả về phương thức thi công cũng như những ưu điểm mà sơn hệ nước tốt hơn sơn dung môi. 

Về phương pháp thi công thì sơn một thành phần thường được chuẩn bị sẵn và khi sử dụng thì không phải pha trộn gì thêm. Trong khi đó sơn hai thành phần thường được khuyến cáo phải pha trộn theo một tỷ lệ nhất định để thi công và đại đa số sẽ không thể giữa lại sau khi đã pha trộn nếu có dùng thừa. 

Sự khác nhau giữa sơn gốc nước và sơn dung môi
Sự khác nhau giữa sơn gốc nước và sơn dung môi

Ưu điểm nổi bật của sơn gốc nước

Sơn gốc nước sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội hơn sơn dung môi truyền thống. Có thể kể đến như:

An toàn cho sức khỏe và thân thiện với môi trường

Sơn gốc nước có hàm lượng các chất bay hơi thấp hơn nhiều so với các loại sơn khác. Bên cạnh đó, do các màng sơn được tạo thành bằng việc bay hơi nước thay thế cho dung môi nên sơn gốc nước còn có đặc tính dễ lau chùi, tiết kiệm được chi phí so với sơn dung môi.

Sơn gốc nước sẽ có tác dụng làm giảm mùi khó chịu, cải thiện một cách hiệu quả môi làm việc đồng thời làm giảm nguy cơ cháy. Đồng thời sẽ làm giảm thiểu được chi phí bảo hiểm cơ bản cũng như tạo được một môi trường làm việc thân thiện cho thợ sơn. 

>>> Có thể bạn đọc quan tâm:

Top các loại sơn nước tốt nhất hiện nay.

Bí quyết tự sơn nhà đơn giản mà hiệu quả tốt nhất.

ưu điểm vượt trội của sơn gốc nước
ưu điểm vượt trội của sơn gốc nước

Có độ bám dính tốt hơn

Sơn gốc nước có đặc tính bền tốt nhờ khả năng giữ màu lâu hơn so với sơn dung môi. Chính vì vậy mà màu sắc của ngôi nhà sẽ không bị giảm chất lượng sau nhiều năm sử dụng. 

Bên cạnh đó, sơn gốc nước không giống như các loại sơn dung môi khác nên sẽ không bị nứt trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Thêm vào đó, loại sơn này còn khô nhanh hơn so với sơn dung môi từ 1 - 6 giờ nên rút ngắn được thời gian chờ đợi và thi công của các gia đình. 

Ít nhạy cảm với độ ẩm

Độ ẩm cũng được xem là yếu tố quan trọng để quyết định sử dụng loại sơn để thi công. Nếu như sơn dung môi chỉ chịu được độ ẩm <5% thì sơn gốc nước lại khiến cho người tiêu dùng hoàn toàn có thể yên tâm với khả năng chịu độ ẩm lên đến <18%. 

Nhược điểm của sơn gốc nước

Bên cạnh những ưu điểm thì sơn gốc nước cũng còn tồn tại một số nhược điểm. Có thể kể đến như tính tương thích của nó với những ứng dụng trong quá trình thi công. Đặc biệt khi ứng dụng trong môi trường có độ ẩm cao thì màng sơn khó có thể bay hơi. 

Tuy nhiên nếu gia đình bạn thi công trong những điều kiện khô ráo thì sẽ khắc phục được hạn chế này. Bạn hãy tập trung và chú ý lựa chọn được loại sản phẩm sơn gốc nước chất lượng, có nguồn gốc chính hãng để áp dụng cho ngôi nhà của mình. 

nhược điểm của sơn gốc nước
nhược điểm của sơn gốc nước

Kết luận

Những thông tin mà chúng tôi chia sẻ đã giúp các bạn hiểu rõ được sơn gốc nước là gì và sự khác nhau giữa sơn gốc nước và sơn dung môi rồi đúng không nào?. Điều đó giúp bạn nắm rõ được ưu - nhược điểm của loại sơn gốc nước để từ đó lựa chọn được loại sơn phù hợp với ngôi nhà của mình. Hãy nhanh chóng ghé đến Công ty Yulung Paint để được tư vấn và chọn mua được loại sơn gốc nước ưng ý cùng giá thành hợp lý nhất. 

 

Bài viết liên quan

Hotline tư vấn miễn phí: 0251 399 2018
icon zalo
DMCA.com Protection Status