【Lưu ngay 】Các biện pháp chống thấm tầng hầm hiệu quả

Ngày đăng : 29/04/2021 - 10:41 AM

Chống thấm tầng hầm cần được thực hiện từ mọi hướng với nhiều hạng mục khác nhau. Về bản chất, tầng hầm dễ ẩm ướt do tác động từ dưới lên trên và từ ngoài vào trong. Ở mỗi hãng mục thi công, chúng ta sẽ có các biện pháp chống thấm tầng hầm khác nhau để mang lại hiệu quả tốt nhất. Vậy có những biện pháp phổ biến nào ?. Mời bạn cùng tham khảo bài viết sau để có thêm nhiều lựa chọn hữu ích.

Biện pháp chống thấm tầng hầm bằng vữa sửa chữa

Phương pháp dùng vữa sửa chữa này thích hợp cho các tầng hầm đã được thi công xong nhưng xảy ra một vài lỗi chống thấm nhỏ. Ngay cả những tầng hầm đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc đưa vào hoạt động thì cách này cũng rất phù hợp.

Chúng ta có thể thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Làm sạch bề mặt cần trám vữa.

Bề mặt thi công phải thật sạch, không có tạp chất, bụi bẩn thì mới đảm bảo chất lượng của vữa trám. Sau đó, bạn tiến hành làm phẳng bề mặt bằng cách loại bỏ các vết lồi lõm, gồ ghề. Làm sao cho bề mặt vừa sạch sẽ vừa bằng phẳng thì mới đảm bảo tiêu chuẩn trám vữa.

Bước 2: Thi công

Dùng vữa sửa chữa trộn thêm với một số phụ gia chuyên dụng trám đều vào các vị trí cần thi công. Lưu ý, bạn cần phủ đầy nó cả về độ rộng và chiều sâu của bề mặt cần thi công.

Bạn có muốn tìm hiểu thêm về các biện pháp chống thấm cho từng hạng mục?

 

Chống thấm tầng hầm đã có bề mặt thi công trước
Chống thấm tầng hầm đã có bề mặt thi công trước

Biện pháp chống thấm tầng hầm bằng màng khò nóng

Màng khò nóng là phương pháp quen thuộc trong các biện pháp chống thấm tầng hầm hiện nay. Sau đây là cách thực hiện chi tiết:

Bước 1: Tạo lớp dính trên bề mặt

Bạn cần tạo một lớp mỏng sơn trên bề mặt cần thi công bằng cách lu sơn. Đây là lớp tạo dính trên bề mặt nên cần được quét mỏng và đều. Lớp dính phải phù kín toàn bộ bề mặt nếu không sẽ tạo cơ hội cho độ ẩm và vi khuẩn sinh sôi. Sau đó, bạn chờ cho lớp tạo dính này khô hẳn rồi mới tiếp tục bước hai.

Bước 2: Chọn màng chống thấm Bitum

Bạn kiểm tra lại một lần nữa về độ khô của tấm dán sau đó úp nó xuống dưới. Tiến hành đặt các cuộn màng này lên trên bề mặt cần thi công chống thấm. Sử dụng đèn khò nóng để kết dính lớp màng này vào bề mặt cần chống thấm của tầng hầm. Trong quá trình khò nóng, bạn nên cuộn ngược lớp màng lại để nó không bị dịch chuyển vị trí hay lệch hướng cần làm.

Tiếp theo, bạn sử dụng đèn khò gas để làm chảy lớp tạo dính đã làm trước đó. Khi tiến hành, bạn chỉ nên dùng lửa to lướt qua các lớp màng chống dính để nó chảy ra, ôm sát bề mặt đang thi công. Nếu cần độ chắc chắn thì bạn nên ép và miết lớp màng tạo dính này xuống bề mặt cần chống thấm để tạo được hiệu quả tốt nhất.

Xem thêm: Kỹ thuật chống thấm cho tường nhà mới xây và tường nhà cũ hiệu quả nhất.

Chống thấm tầng hầm bằng màng khò nóng
Chống thấm tầng hầm bằng màng khò nóng

Biện pháp chống thấm tầng hầm bằng màng tự dính

Trong số các biện pháp chống thấm tầng hầm thì chống thấm bằng màng tự dính là phương pháp được sử dụng phổ biến và có hiệu quả lâu dài. Đối với phương pháp này, bạn cần thực hiện một số yêu cầu sau:

Bước 1: Chuẩn bị

Bạn cần có một tấm màng chống thấm chất lượng cao. Sau đó trải tấm màng này ra và tiến hành bóc lớp nilon trên bề mặt của lớp màng.

Bước 2: Thi công

Sau khi lột hết các lớp nilon, bạn sẽ dán toàn bộ miếng dán này lên bề mặt tầng hầm cần chống thấm. Biên độ chồng giữa các lần tiếp giáp là 70 – 100mm. Sau khi tấm màng được cố định, bạn có thể đổ thêm một lớp bê tông dày 3-4cm để bảo vệ lớp màng chống thấm cũng như nâng cao tuổi thọ công trình.

Chống thấm tầng hầm bằng màng tự dính
Chống thấm tầng hầm bằng màng tự dính

Biện pháp chống thấm tầng hầm bằng sơn chống thấm

Đối với phương pháp này, công trình xây dựng muốn sử dụng lâu dài thì phải liên tục kiểm tra, bảo dưỡng để đảm bảo tính liên kết trong bề mặt vẫn được hoàn hảo.

Bước 1: Chuẩn bị

Ở bước này, bạn sẽ thực hiện bo góc chân tầng hầm bằng hỗn hợp sika latex và xi măng cát vàng. Phía dưới lưới thủy tinh, bạn nên có một lớp chống thấm mỏng. Điều kiện tiêu chuẩn khi bo góc là bề mặt từ 10-15cm. Nếu không thực hiện bo góc và bão hòa nước thì vật liệu chống thấm sẽ không ngấm được vào sâu bề mặt của vật liệu, liên kết chống thấm không còn khiến việc chống thấm dường như vô nghĩa.

Đừng bỏ qua những tiêu chuẩn chống thấm trong xây dựng hiệu quả nhất 2021 này các thợ nhé!

Chống thấm tầng hầm bằng phương pháp quét sơn chống thấm
Chống thấm tầng hầm bằng phương pháp quét sơn chống thấm

Bước 2: Quét sơn chống thấm

Ngoài sơn chống thấm thì bạn cũng có thể lựa chọn các biện pháp chống thấm tầng hầm bằng vật liệu chống thấm khác ở dạng lỏng. Để đảm bảo hiệu quả của lớp sơn chống thấm, bạn nên quét 1 chiều từ trên xuống dưới và các lớp chống thấm phải vuông góc với nhau. Độ dày lớp sơn phải đạt từ 1mm/lớp trở lên thì mới đạt được lợi ích mong muốn.

Chống thấm tầng hầm theo phương pháp chống thấm ngược

Phương pháp này sẽ thực hiện khi:

- Khe tiếp giáp giữa 2 nhà chưa được xử lý thi công chống thấm trước đó.

- Hoặc có các bể ngầm chứa nước khi đưa vào sử dụng mà có nguy cơ thấm qua thành bể tầng hầm

- Chống thấm cho hố thang máy và cho tầng hầm

Cách thi công

- Chuẩn bị dụng cụ và xử lý làm sạch bề mặt cần chống thấm

- Cần tạo độ ẩm cho bề mặt tầng hầm trước khi thi công

- Nên sử dụng các loại vật liệu thích hợp như: màng khò dán sẵn, màng khò nóng, vật liệu dạng quét, dạng phun,...

- Test khả năng chống thấm trước khi bàn giao

 

Các biện pháp chống thấm tầng hầm luôn đòi hỏi người thi công phải có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn đầy đủ. Chúng ta phải sử dụng phương pháp nào để vừa đúng vừa đảm bảo phù hợp với áp suất nước, phần nền và nước ngầm sâu. Do đó, bạn nên lựa chọn các nhà thầu uy tín và đội ngũ công nhân giàu kinh nghiệm để có được kết quả như ý.  Và cũng đừng quên theo dõi web Kingcat Paint để có thể cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích hơn nữa nhé!

 

Bài viết liên quan

Hotline tư vấn miễn phí: 0251 399 2018
icon zalo
DMCA.com Protection Status