Quy trình chống thấm ngược và các vật liệu chống thấm ngược

Ngày đăng : 31/03/2021 - 9:02 AM

Chống thấm ngược là quy trình cần thiết cho mỗi công trình xây dựng. Nhưng thực tế trong cuộc sống không phải ai cũng biết cách và quy trình chống thấm ngược ? Quy trình chống thấm ngược như thế nào để đạt hiệu quả? Trong bài viết ngắn dưới đây Kingcat paint sẽ mang đến cho bạn những thông tin bổ ích nhất.

Các khu vực cần chống thấm ngược trong công trình

Chống thấm ngược là việc chống thấm ngược hướng với nguồn gây thấm. Lúc này lớp màng chống thấm được tạo ra sẽ ngăn cản quá trình di chuyển của nước trên bề mặt. Có rất nhiều khu vực cần được chống thấm ngược như:

  • Chống nước thấm từ trong nhà ra ngoài tường
  • Chống thấm tường nhà khi tiếp giáp với nhà bên 
  • Chống thấm khi trời mưa tường ngoài trời bị thấm vào bề mặt tường bên trong
  • Chống thấm cho trần nhà ẩm do độ ẩm thấm từ sàn tầng trên xuống tạo thành những vết loang ố trên bề mặt tường

 

Tham khảo: Chống thấm ngược là gì?

Chống thấm ngược được sử dụng trong trường hợp nào

Việc chống thấm ngược được sử dụng trong trường hợp không thể chống thấm xuôi (thuận). Chẳng hạn:

  • Tường giáp giữa hai nhà
  • Bể, hầm, tầng ngầm, móng
  • Những trường hợp mà đã hoàn thiện xây dựng kết cấu bên ngoài, không muốn phải phá dỡ để chống thấm xuôi.

Lý do phải làm chống thấm cho ngôi nhà của mình:

  • Do vữa, gạch được dùng để xây dựng đều có tính xốp và hút được nước.
  • Do độ rỗng của vật liệu xây dựng được dùng gây ra
  • Do các khe, lỗ mạch vữa bị thiếu gây nên tình trạng nước “chảy” qua dễ dàng.
  • Với các chân tường, nước có thể được hút từ dưới lên từ 0.4 đến 1 mét cao tính từ cốt nền.
  • Do vậy, trong các công trình cần có biện pháp chống thấm từ nguồn để  nước không bị thấm vào.

​Tham khảo ngay: Cách chống thấm tường nhà liền kề phổ biến nhất.

Chống thấm ngược bằng Kingcat Paint

Có rất nhiều biện pháp được sử dụng để chống thấm ngược. Chúng ta hãy cùng xem cách chống thấm bằng Kingcat Paint hiệu quả như thế nào nhé.

Chuẩn bị bề mặt

  • Bước 1: Băm, đục sạch các lớp hồ vữa xi măng, bê tông dư thừa bằng các dụng cụ cầm tay: búa băm, búa đục, mũi đục nhọn…
  • Bước 2: Trên bề mặt bê tông kết cấu, kiểm tra và đục mở miệng các đường nứt sẽ được đục bỏ các phần bám dính hờ, đục rộng và sâu cho đến phần bê tông đặc chắc.
  • Bước 3: Mài nhẵn bề mặt cần chống thấm bằng máy chuyên dụng để làm bong tróc hết các tạp chất, bụi bẩn còn sót để có bề mặt sạch. Điều này để chắc chắn cho việc thẩm thấu dung dịch chống thấm tốt.
  • Bước 4: Dọn vệ sinh sạch sẽ toàn bộ bề mặt cần xử lý chống thấm bằng các thiết bị thông dụng.

Quy trình chống thấm ngược

Trước khi tiến hành các bước chống thấm chúng ta cần:

  • Xử lý các thanh cao su trương, nở tại các khe co giãn, cổ ống xuyên hầm 
  • Xử lý đẩy nước ra khỏi thân bê tông với các điểm rò rỉ nước, điểm ẩm thẩm thấu nước vào bằng cách bơm keo PU vào.
  • Sau khi tiến hành chặn nước tại các điểm rò rỉ, chờ đến khi bề mặt bê tông khô chúng ta tiến hành thi công quét, phun thẩm thấu các sản phẩm lên bề mặt cần xử lý.

Bắt đầu thi công quét chất chống thẩm thấu ngược Kingcat Paint như sau:

  • Bước 1: Làm ẩm bề mặt chống thấm: Dùng máy phun nước phụt rửa bề mặt bê tông bão hòa nước
  • Bước 2: Công nhân bắt đầu thi công quét, phun sản phẩm chống thấm thẩm thấu. Liều dùng trung bình của cho mỗi lớp phun như sau: Nếu công trình được thi công bằng cọ: 1-1.5 kg/m2. Thi công bằng bàn chà: 2-2.5kg/m 2.
  • Bước 3: Tiến hành bảo dưỡng vật liệu, nếu càng lâu khô thì sẽ đảm bảo được chất lượng càng đều và khả năng chống thấm càng tốt. Do vậy phun nước liên tục để bảo vệ hệ thống sản phẩm chống thấm loại này.

Chống thấm ngược bằng phương pháp màng khò bitum đàn hồi

Với ưu điểm chịu nhiệt và khả năng chống thấm cao,… Thi công màng khò bitum ngày càng được sử dụng rộng rãi trong nhiều công trình.

Chuẩn bị

Tương tự như phương pháp chống thấm bằng công nghệ Kingcat Paint chúng ta thực hiện như sau:

  • Đầu tiên: Thực hiện các công đoạn chuẩn bị vật liệu và dọn dẹp bề mặt bê tông. 
  • Bước 2: Công nhân dùng chổi sơn quét lớp màng lót có tác dụng chống thấm dạng lỏng tại bề mặt khu vực cần xử lý, như tường nhà, chân nhà,..
  • Bước 3: Kiểm tra màng lót khô ráo, dán màng lót bitum bằng phương pháp dùng đèn khò khí ga để đốt sao cho nóng chảy, rồi dùng một con lăn để ép chặt các mảng được dán với mặt bê tông.
  • Bước 4: Cần cẩn thận, kỹ lưỡng và phải có sự am hiểu của các chuyên gia trong quá trình thi công.

Quy trình chống thấm ngược cho tường nhà

  • Bước 1: Công nhân tiến hành trát một lớp vữa mỏng, sau đó xoa phẳng bề mặt để tạo ra một lớp bề mặt phẳng để xử lý chống thấm.
  • Bước 2: Trước khi quét chúng ta sử dụng bình phun sương, phun toàn bộ bề mặt bằng nước sạch tạo ẩm.
  • Bước 3: Đổ hóa chất Water Seal DPC và nước sạch vào thùng chứa, tạo thành hỗn hợp đồng nhất, phun ẩm liên tục trong 48 giờ.
  • Bước 4: Sau khi chống thấm xong, cần trát thêm một lượng vữa phủ hoàn thiện như bình thường.

Lời kết

Khi đọc đến đây thì bạn đã hiểu chi tiết về phương pháp chống thấm ngược là gì rồi nhỉ? Tùy vào nhiều yếu tố mỗi công trình sẽ lựa chọn chất liệu chống thấm ngược khác nhau. Mời bạn liên hệ trực tiếp đến Kingcat paint để được chúng tôi hỗ trợ và tư vấn tận tình nhé.

Bài viết liên quan

Hotline tư vấn miễn phí: 0251 399 2018
icon zalo
DMCA.com Protection Status