Quy trình sơn chống rỉ và cách pha sơn chống rỉ đúng cách

Ngày đăng : 24/09/2021 - 8:50 AM

Sơn chống rỉ là một trong những vật phẩm không thể thiếu được đối với các ngành công nghiệp. Sơn chống rỉ không chỉ có tác dụng chống rỉ mà còn giúp các thiết bị, đồ vật giữ mãi được vẻ đẹp của mình bất chấp dòng chảy của thời gian.

 

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến quy trình sơn chống rỉ cách pha sơn chống rỉ. Giai đoạn này vô cùng quan trọng và có ý nghĩa vượt bậc trong những yếu tố quyết định tuổi thọ các bề mặt… .Bài viết dưới đây, Kingcat Paint sẽ chia sẻ đến bạn về những thông tin liên quan đến nội dung này một cách cặn kẽ và chi tiết nhất.

Quy trình sơn chống rỉ
Quy trình sơn chống rỉ

Tại sao phải sơn chống rỉ cho các bề mặt thép

Chỉ sau một thời gian sử dụng nhất định, các kim loại đều dần từ bỏ “sự sống” của mình bởi sự ăn mòn của mẹ thiên nhiên. Do đó, sơn chống rỉ cho các bề mặt thép là vô cùng cần thiết.

Về khả năng bảo vệ

Trong các loại sơn chống rỉ sẽ chứa các thành phần có khả năng chống lại sự rỉ sét, hạn chế được phần nào sự tiếp xúc của môi trường bên ngoài và kim loại. Nhờ vậy mà các bề mặt kim loại được bảo vệ tốt hơn, tuổi thọ từ đó cũng được kéo dài.

Về chức năng trang trí

Sơn chống rỉ không chỉ là chính nó mà còn giúp cho các lớp sơn phủ bên ngoài được tỏa sáng lung linh hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, nó còn giúp cho bề mặt sơn được bóng mịn, trơn mượt nhất có thể. Từ đó, màng sơn sẽ được tô điểm “một lớp trang sức” không kém cạnh bất kỳ đối thủ nào.

 

>>>Bạn có muốn tìm hiểu thêm về sơn chống rỉ sét cho mái tôn?

Những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian khô của sơn chống rỉ

Thời gian khô của sơn chống rỉ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Mỗi tác nhân lại có những sự ảnh hưởng nhất định đến quá trình làm khô của sơn.

- Thời tiết: thời tiết tràn ngập ánh nắng sẽ là thời điểm thích hợp nhất để sơn lên các bề mặt, các đồ vật,... theo nhu cầu. Bạn đọc không nên dùng sơn khi trời mưa bởi lớp sơn sẽ bị cuốn đi theo dòng nước, làm lãng phí sơn.

- Nhiệt độ: nhiệt độ cao sẽ khiến thời gian khô của sơn được rút ngắn một cách đáng kể. Ngược lại, sơn sẽ khô lâu hơn khi nhiệt độ không khí xuống thấp.

- Phương pháp thi công: dụng cụ sơn cần đạt chuẩn, khi sơn cũng cần tuân thủ theo đúng quy định. Nếu sử dụng dụng cụ kém chất lượng hay sơn quá dày sẽ khiến màng sơn khó có thể khô nhanh trong thời gian ngắn. Từ đó gây mất thời gian để có thể tiếp tục các công đoạn tiếp theo.

- Dung môi pha loãng: sử dụng các loại dung môi cao cấp, có chất lượng tốt sẽ là một giải pháp tối ưu bởi các tạp chất trong nó đã được loại bỏ, giúp sơn có thể khô nhanh hơn.

4 mốc thời gian cần lưu ý khi sơn chống rỉ

Trong quy trình sơn chống rỉ có 4 mốc thời gian mà bạn đọc cần hết sức để tâm đó là:

Khô sờ được

Sau khi sơn ướt xong, khô sờ được chính là thời điểm bạn dùng tay mình chạm vào màng sơn mà không bị lớp sơn dính vào. Tuy nhiên, bạn chỉ nên chạm với một lực hết sức nhẹ nhàng bởi nếu chạm với một lực mạnh, sơn vẫn sẽ dính vào tay bạn đó. Lý giải cho hiện tượng này đó chính là lớp sơn phía trong vẫn chưa hoàn toàn khô ráo.

Khô sờ được
lúc sơn khô sờ được

Khô cứng

Khô cứng là thời điểm tiếp theo sau khô sờ được. Lúc này các lớp sơn đều đã khô nhưng vẫn chưa chịu được những lực có tác động mạnh. Cách nhận biết đơn giản là dùng tay chạm vào sơn. Với lực hơi mạnh một chút thì sẽ để lại vân tay trên màng lớp sơn.

Sơn lớp kế tiếp

Thời gian sơn lớp kế tiếp thường rất khó để nhận biết. Để có thể chắc chắn thì bạn nên tuân theo hướng dẫn cùng đọc kỹ những thông số được thể hiện trên bao bì của nhà sản xuất. Nếu không bạn có thể sơn khi thấy màng sơn đã khô 100%.

Lưu ý thời gian khi sơn lớp kế tiếp
Lưu ý khi sơn lớp kế tiếp

Khô cứng hoàn toàn

Thời điểm màng sơn khô cứng hoàn toàn là khi bạn có thể xếp chồng hay di chuyển các đồ vật, thiết bị đã sơn lên nhau mà không thấy sơn bị tróc. Ta có thể nhận biết bằng cách lấy móng tay cào mạnh vào lớp sơn, nếu không để lại dấu vân thì chứng tỏ sơn đã khô cứng hoàn toàn. Tại khoảng thời gian này, dung môi sẽ bay hết hoàn toàn, sơn và các kết cấu sắt thép “kết đôi” tạo cho các độ vật màu sắc bóng mịn, trường tồn với thời gian.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý rằng mỗi loại sơn chống rỉ khác nhau sẽ có thời gian khô khác nhau.

Thời gian khô của các loại sơn chống rỉ

Giai đoạn 1: khô sờ được

- Sơn hệ Alkyd

+ Sơn lót chống rỉ thời gian khô là 30 phút ở 30 độ C.

+ Sơn phủ màu thời gian khô là 1 tiếng ở 30 độ C.

- Sơn hệ Epoxy

+ Cả sơn lót và sơn phủ màu đều sẽ khô trong thời gian 30 phút ở mức 30 độ C.

Giai đoạn 2: khô cứng

- Sơn hệ Alkyd

+ Thời gian khô của sơn lót chống rỉ là 12 giờ đồng hồ (30 độ C).

+ Thời gian khô của sơn phủ màu là 24 giờ đồng hồ (30 độ C).

- Sơn hệ Epoxy

+ Thời gian khô của sơn lót và sơn phủ màu rơi vào khoảng 8 giờ (30 độ C).

Giai đoạn 3: Thời gian sơn lớp kế tiếp

- Sơn hệ Alkyd

+ Sơn lót chống rỉ khô trong 6 giờ ở 30 độ C.

+ Sơn phủ màu khô trong 8 giờ ở 30 độ C.

- Sơn hệ Epoxy

+ Sơn lót và sơn phủ màu đồng thời khô trong 6 giờ ở 30 độ C.

Giai đoạn 4: Khô cứng hoàn toàn

Thông thường sau khi sơn 3 ngày là các đồ vật có thể di chuyển và xếp chồng lên nhau.

Quy trình sơn chống rỉ chuẩn xác

Quy trình sơn chống rỉ có đạt chuẩn hay không sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả hoàn thiện cuối cùng của mỗi dự án, công trình chống rỉ. Tiếp theo đây là quy trình thi công sơn chống rỉ chuẩn xác nhất đã được các chuyên gia của Kingcat Paint nghiên cứu.

Bước 1: xử lý bề mặt

Xử lý bề mặt là công đoạn quan trọng nhất bởi nó sẽ quyết định chất lượng của công trình. Để bề mặt sơn được sạch sẽ, bạn có thể dùng giấy ráp nhằm loại bỏ các vết rỉ sét cũ bám trên đó.

Bước 2: Thi công lớp sơn chống rỉ

Sau khi đã chuẩn bị hoàn tất dụng cụ và sơn, ta sẽ dùng chổi sơn hay con lăn hoặc súng phun sơn phụ thuộc vào bề mặt cần được sơn. Tiếp theo ta sẽ tiến hành phủ sơn chống rỉ đã chuẩn bị lên bề mặt đã được quyết định theo nhu cầu.

 

>>>Có thể bạn chưa biết: quy trình thi công sơn cách nhiệt chuẩn nhất hiện nay.

thi công lớp sơn chống rỉ
thi công lớp sơn chống rỉ

Bước 3: Tiến hành thi công 2 lớp sơn phủ hoàn thiện 

- Chỉ sơn phủ lớp sơn hoàn thiện thứ nhất sau khi lớp sơn chống rỉ đã khô.

- Kiểm tra chất lượng, khắc phục lỗi sau đó sơn phủ lớp cuối cùng để hoàn thiện.

tiến hành thi công 2 lớp sơn phủ toàn diện
tiến hành thi công 2 lớp sơn phủ toàn diện

 

Hướng dẫn cách pha sơn chống rỉ đúng cách

Pha sơn chống rỉ là giai đoạn vô cùng quan trọng trong quy trình sơn chống rỉ. Pha sơn đúng cách sẽ giúp quá trình sơn diễn ra thuận tiện và đạt hiệu quả cao nhất.

Bước 1: Chuẩn bị để pha sơn

- Chọn sơn chính hãng, phù hợp túi tiền nhưng phải đạt chuẩn chất lượng.

- Nghiên cứu kỹ cách pha sơn trên bao bì để có thể áp dụng đúng.

- Chuẩn bị đầy đủ cọ quét sơn, súng phun sơn, chổi sơn,...

 

>>>Có thể bạn quan tâm: Cách giúp ngăn ngừa rỉ sét cho các doanh nghiệp hiệu quả nhất.

Bước 2: Pha chế sơn

- Rót thể tích sơn vừa đủ phù hợp với nhu cầu, đóng nắp sơn thật chặt sau khi lấy sơn.

- Quyết định dung môi pha loãng sơn với tỷ lệ tuân theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. Thông thường sẽ chọn xăng, rượu hay etylen,...

- Không nên sử dụng các loại hoá chất không phù hợp để pha loãng sơn chống rỉ.

- Hoà trộn sơn và dung môi tạo thành dung dịch hợp nhất nhằm giúp sơn được đều và không bị cô đọng.(Lưu ý: Nên sử dụng dung môi là xăng A92 hay A95, không sử dụng xăng cho xe tải DO. Trường hợp dùng sơn Epoxy chứa 2 thành phần, bạn đọc cần sử dụng dung môi dành riêng cho loại sơn này.)

- Trong quy trình sơn chống rỉ, nên dùng chổi, con lăn, các loại dụng cụ thích hợp với bề mặt và diện tích thi công.

 

Quy trình sơn chống rỉ vô cùng đơn giản nếu bạn thực hiện theo những thông tin được chia sẻ bên trên. Kingcat Paint hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp ích được cho bạn đọc. Chúc bạn thi công sơn chống rỉ cho công trình của mình thành công và đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, nếu quý bạn đọc có nhu cầu mua sơn hay gặp khó khăn muốn được hỗ trợ hãy nhanh tay liên hệ Kingcat Paint qua

số Hotline: 0251 399 2018 ngay nhé.

 

Bài viết liên quan

Hotline tư vấn miễn phí: 0251 399 2018
icon zalo
DMCA.com Protection Status