SƠN CHỐNG THẤM

Ngày đăng : 07/12/2019 - 2:14 AM

Làm thế nào để bảo dưỡng ?

Nếu lớp chống thấm bề mặt tường ko bị hỏng, cứ sau 2-3 năm bạn nên làm sạch bề mặt tường và sơn lại 1-2 lớp sơn phủ chống thấm. 

Sau khi thi công bề mặt bị bọt nước thì phải làm sao ?

Một số nguyên nhân dẫn đến bọt bóng sau khi thi công: kết cấu chưa khô đã tiến hành thi công, bề mặt thi công đã có lớp chống thấm hoặc chưa được hoàn toàn làm sạch, sơn quá dầy,…Nếu có bọt bóng hãy dùng dao rạch sau đó sơn lại lớp sơn lót và sơn phủ lên trên.

Sơn chống thấm có được pha loãng không?

Lớp sơn phủ này có độ nhớt cao do hàm lượng nhựa cao. Nếu bề mặt quá thô ráp thì sẽ ko dễ thi công. Có thể dựa vào tính chất sản phẩm - gốc nước hoặc gốc dầu mà cho thêm  tối đa 10% nước hoặc acetone, sau đó khuấy đều và quét sơn.

Sự khác biệt giữa sơn lót và sơn phủ ?

Tính năng chính của sơn lót là tăng độ kết dính của kết cấu và sơn bề mặt, làm chất nền giúp tăng khả năng kháng kiềm và tăng độ phủ của sơn mặt. Công năng chính của sơn mặt là tạo lớp chống thấm, các đặc tính khác vui lòng tham khảo mô tả của từng loại sản phẩm.

Hướng xử lý cho bề mặt tường không phải là xi măng ?

Nếu bề mặt tường là gạch men hoặc đá rửa, có thể quét trực tiếp sơn chống thấm trong suốt không ngả vàng hay sơn chống thấm bề mặt xi măng và đá lên bề mặt hoặc sử dụng sơn lót quét đều lên bề mặt để tăng công năng chống thấm, sau đó dùng vật liệu chống thấm phù hợp để thi công, điều này giúp tránh cho bề mặt bị thấm nước, nổi bọt và bong tróc .

Sàn mái không phải là bê tông phải xử lý như thế nào ?

Nếu sàn mái là gạch lát sàn, gạch men, xi măng xốp, trước hết bạn có thể sử dụng sơn lót quét đều lên bề mặt để tăng cường độ liên kết chống thấm, sau đó chọn vật liệu chống thấm phù hợp để thi công, điều này giúp tránh cho bề mặt bị thấm nước, nổi bọt và bong tróc. Nếu mặt đất đã phủ nhựa đường, sơn gốc dầu hoặc bề mặt bê tông, trước tiên nên làm một lớp bề mặt xi măng 3 ~ 5cm và sau đó áp dụng cách thi công như trên.

Sự khác biệt của chống thấm mái nhà, tường, phòng tắm, hồ bơi ?

Mái nhà: nước mưa thường xuyên ở trên bề mặt của kết cấu, ngoài đặc tính chống thấm thông thường, vật liệu chống thấm còn phải chịu được áp lực nước. Bề mặt tường: là bề mặt thẳng đứng, ngoài đặc tính chống thấm thông thường còn phải tránh bị chảy sơn. Phòng tắm, bồn rửa - phải chịu được hơi nước, áp lực nước cao: vật liệu chống thấm phải thi công lớp giữa, có nghĩa là phải dùng gạch men, hoặc xi măng bên ngoài.

Làm thế nào để có thể chọn được vật liệu chống thấm thích hợp ?

Vui lòng truy cập trang "Giới thiệu sản phẩm" để tra cứu dựa trên phạm vi sử dụng và đặc tính sản phẩm để có thể lựa chọn.

Nhà bị thấm nước phải làm sao ?

Đầu tiên xác định vị trí và nguyên nhân bị dột nước. Các vị tri bị dột thông thường là mái nhà, tường, phòng tắm. Nguyên nhân dột nước thông thường từ các vết nứt của kết cấu, có thể dùng vật liệu chống thấm thích hợp để thi công tránh bị tái phát. Nếu tình trạng dột nước xảy ra không phân biệt ban ngày, ban đêm, ngày nắng hay ngày mưa thì có khả năng bị rò rỉ đường ống nước, tình trạng này thì cần gọi chuyên gia đến xử lý.

Ưu điểm của việc sử dụng vật liệu chống thấm là gì?

Vật liệu chống thấm là lớp màng phủ bên ngoài của cấu trúc, với mật độ cao, không thấm nước, độ đàn hồi cao, chống lão hóa và các tính năng khác, sau khi quét sơn lên bề mặt của kết cấu thì nếu có dư chấn xảy ra cũng sẽ không bị rách màng sơn gây ra thấm nước.

Tại sao phải chống thấm ?

Tường làm từ các vật liệu như: gạch, vữa, sơn. Khi hoàn thiện đều có những lỗ nhỏ li ti trên bề mặt. Khi gặp phải thời tiết mưa nhiều hay ẩm ướt sẽ làm cho nước từ từ thấm vào tường làm cho tường dễ bị nấm mốc, nứt vỡ, ẩm ướt…làm mất nét thẩm mỹ cũng như hư hỏng kết cấu của ngôi nhà. Vậy nên, với một lớp chống thấm bên ngoài tường, công trình sẽ được bảo vệ và tiết kiệm chi phí sửa chữa.

 

 

Bài viết liên quan

Hotline tư vấn miễn phí: 0251 399 2018
icon zalo
DMCA.com Protection Status